Dịp Tết, cả gia đình có thể thư giãn, đi chơi, đi du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian này, sinh hoạt thay đổi, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, đi chơi nhiều… khiến bé rất dễ bị bệnh, nhất là bệnh về tiêu hoá và hô hấp.
Các bệnh đường hô hấp
- Viêm đường hô hấp trên bao gồm: viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan…
- Viêm đường hô hấp dưới bao gồm: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…
Bệnh cúm
Tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh dễ lây khi trẻ đến nơi công cộng, nhất là những khu vui chơi trong ngày Tết. Bệnh có thể lây qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp, qua các bề mặt nhiễm bẩn. Cha mẹ cần nhận biết những triệu chứng sớm của bệnh là trẻ sốt cao (từ 38 đến 39 độ C), chán ăn, ho, viêm họng, đau bụng. Thường sau 1, 2 ngày sẽ có dấu hiệu loét miệng, nổi nốt ban, mụn nước trên tay, chân. Khi đó cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.
Rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn
Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, táo bón. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ bị ngộ độc thức ăn, trẻ thường có triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy kéo dài xuất hiện sau khi ăn 1-3 giờ, trẻ nôn liên tục hoặc nôn nhiều lần trong ngày.
Hóc dị vật
Tết là dịp bé được ăn nhiều loại bánh kẹo hay các loại hạt. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm cho bé bị hóc. Dấu hiệu bé bị hóc bao gồm: ho đột ngột, mặt mũi tím tái, khạc nhổ liên tục, mắt trợn…
Dị ứng thức ăn hoặc dị ứng thời tiết
Với những trẻ có cơ địa dị ứng, việc đi lại nhiều, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn,… cũng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi, làm tăng nguy cơ trẻ bị dị ứng thời tiết. Những đồ ăn thức uống lạ trong ngày tết có thể khiến trẻ bị dị ứng thức ăn.
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
- Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý cho trẻ vào những ngày Tết.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn sẵn, khi chế biến thức ăn cần tuân thủ tuyệt đối quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, thói quen sinh hoạt như ngày thường.
- Tạo cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách, các thời điểm cần rửa tay giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như đội mũ, quấn khăn, đi găng tay, đi tất, khẩu trang…
- Khi phát hiện trẻ bệnh nên sớm đưa đến bác sĩ khám để chữa trị kịp thời và có lời khuyên hữu ích giúp phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn trong thời gian bệnh.
- Tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin cho trẻ theo lứa tuổi để có cách phòng ngừa bệnh chủ động và hiệu quả nhất.