1. Ba mẹ làm tấm gương tốt

Để nuôi dạy con đúng cách nên người, trước hết các bậc cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cái nhìn và noi theo. Điêu này đồng nghĩa với việc, ba mẹ tốt mới có thể dạy con tốt lên được và cũng sẽ khiến bé nể phục, nghe lời hơn.

 

2. Khen trẻ đúng lúc đúng việc

Hãy khen bé khi bé làm được một việc tốt để bé có động lực phát huy và duy tri tinh thần đó. Lời khen tuy đơn giản nhưng lại chính là món quà khen thưởng ý nghĩa nhất để con có những cư xử tốt. Bạn không nên dùng vật chất để khen thưởng bé vì như thế sẽ tạo thói quen không tốt cho con.

3. Chấp nhận sự bừa bộn

Con trẻ luôn năng động và tò mò khám phá, nên bạn hãy để cho bé được vui chơi một cách thoải mái trong tầm kiểm soát của bạn. Trong suốt hoạt động vui chơi, việc đồ chơi vương vãi khắp nơi là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cách nuôi dạy con đúng cách là bố mẹ không nên quát mắng bé, mà hãy chấp nhận điều đó và nhẹ nhàng chỉ bảo bé học cách sắp xếp gọn gàng.

4. Cho trẻ tự do

Thực tế, việc cho trẻ tự do mới là nguyên tắc nuôi dạy con thông minh được đánh giá cao hiện nay. Bạn hãy cho bé không gian và tự do hoạt động, đừng mãi theo dõi và quát mắng bé.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ để trẻ được tự do bay nhảy 100%. Thay vào đó, bạn chỉ cần để trẻ vui chơi dưới sự kiểm soát của bạn. Hay ở bên cạnh để quan sát nhằm đảm bảo con vẫn đang an toàn. Làm như thế sẽ giúp bé trở nên tự tin và kiên trì hơn, cố gắng theo đuổi mọi thứ chúng muốn

5. Tôn trọng ý kiến của con

Hãy lắng nghe con nói và tôn trọng ý kiến của bé thay vì chỉ bắt bé mãi làm theo ý của riêng mình. Bởi việc làm này sẽ khiến bé không có sự sáng tạo, không tự vận động suy nghĩ, làm cho bé ngày càng trở nên thụ động vì mọi việc chỉ làm theo sự sắp xếp của bố mẹ. 

6. Khuyến khích con tự kiểm soát hành vi

Nhiều bố mẹ vẫn thường có thói quen phạt trẻ con khi chúng làm sai. Thay vì vậy, bố mẹ hãy nghĩ đến việc tạo ra những điều kiện, những quy tắc bé không đượ tái phạm. Cách nuôi dạy con này sẽ rèn  luyện được tính tự kiểm soát hành vi của mình để không phải làm sai các quy tắc mà bạn đã đặt ra cho chúng. Từ đó, sẽ giúp kích thích trẻ có thói quen tự tìm cách để tự điêu chỉnh hành vi của mình sao cho hợp lý nhằm lợi nhất cho bản thân.

7. Tán dương tính tự giác

Ví dụ như bé tự giác soạn quần áo, sách vở, sắp xếp chăn gối khi thức dậy. Hãy dành một lời khen để động viên cũng như khuyến khích bé tiếp tục duy trì thói quen tốt ấy

8. Tôn trọng gia đình

Dù được phép tự do hoạt động, tự do làm điều bé muốn trong những nguyên tắc bạn đặt ra, nhưng cũng dạy bé cách tôn trọng gia đình, lễ phép với ông bà cha mẹ.

Đặc biệt, trong những lời giao tiếp với các thành viên trong gia đình phải có sự dạy dỗ nghiêm ngặt, không được để bé có những câu nói không lễ phép với người lớn hơn

Luôn có một nguyên nhân nào đó khiến cho trẻ cư xử sai, những lý do đó thường sẽ rất ngớ ngẩn đối với người lớn. Nếu cha mẹ có thể giải quyết trực tiếp nguyên nhân đó thì ngay cả khi đứa trẻ không đạt được điều mình muốn, chúng cũng sẽ cảm thấy thỏa mãn. Bởi điều quan trọng ở đây chính là sự quan tâm của gia đình dành cho trẻ.

Một đứa trẻ được thừa nhận những việc mình làm, chúng có thể tiếp tục nhưng sẽ không gây nên những hành vi sai trái, dù là có chút khó chịu.

Khi trẻ có hành vi sai lệch, hãy tập trung vào vấn đề và hỏi chúng vì sao lại hành động như vậy để bố mẹ có thể tránh những điều đó ngay từ đầu.

9. Luôn nhẹ nhàng

Khi bố mẹ la mắng, thô tục hoặc gọi tên trẻ, đứa trẻ sẽ học cách làm tương tự khi chúng khó chịu với người khác. Ngược lại dù bạn đang nóng giận mà vẫn cư xử tử tế với trẻ sẽ học cách xử sự với người khác bằng sự bình tĩnh và tôn trọng.

Có một điều lưu ý là sự tử tế không phải là nhượng bộ, dễ dãi, tử tế giúp trẻ bình tĩnh, dễ hợp tác

10. Dạy con cần có kỉ luật

Thông thường, hình phạt không thể ngăn chặn hành vi xấu, cũng như không thể dạy trẻ những hành vi tốt. Một phản ứng tích cực thay vì hình phạt sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc giải quyết một đứa trẻ quá khích và thu hút chúng hướng tới hành vi mới, tích cực hơn.

Điều quan trọng là phải sáng tạo và linh hoạt khi thực hiện kỉ luật với con mình. Hãy nhớ rằng, phương pháp nuôi dạy con tự lập là tập trung vào việc định hướng những hành vi phù hợp hơn là trừng phạt những hành vi sai trái đã xảy ra.

11. Phải rõ ràng và nhất quán

Cha mẹ nên quyết định và giải thích rõ ràng những hậu quả về những việc vi phạm các giới hạn của trẻ trước khi thực thi những điều đó. Ngoài ra, cha mẹ cần nhất quán và theo sát chúng, nếu không sẽ dễ gây ra sự nhầm lẫn.

12. Dạy những điều phù hợp với lứa tuổi

Đôi khi những gì chúng ta nghĩ là hành vi không phù hợp thực ra lại là hanhhf vi phù hợp với lưa tuổi. Ví dụ, cơn giận dữ ở trẻ mới biết đi là rât bình thường. Những đứa trẻ này có những cảm xúc lớn nhưng không thể diễn tả thành lời. Chúng cũng không có khả năng tự điều chỉnh vì phần não đó chưa phát triển.

13. Dành thời gian cho bản thân

Đôi khi cha mẹ cảm thấy kiệt sức và tức giận vì hành vi ngỗ nghịch của trẻ là điều khó tránh khỏi. Nhưng đây thực sự là khoảnh khắc dễ khiến bạn thô lỗ và mạnh tay với trẻ. Nếu bạn có thể bình tĩnh và nói một cách tôn trọng thì con bạn sẽ học cách xử lý sự tức giận hoặc sự thất vọng một cách duyên dáng.

Cha mẹ cần dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi hoặc đang trong trạng thái tức giận, hãy nói với con rằng bạn cần một chút thời gian vì bạn đang buồn. Và hãy đưa ra một khung thời gian mà bạn sẽ trở lại vui đùa với chúng.

14. Giúp trẻ khi mắc lỗi nhận ra bài học

Trẻ từ 3 tuổi được xem là đủ lớn để suy luận, mọi hành vi sai trái của chúng đều có thể thành bài học vô giá trong việc giải quyết vấn đề sau này. Bài học làm vỡ đồ chơi là gì? Điều này nghĩa là đứa trẻ không thể chơi với món đồ đó nữa, đó là một hệ quả tự nhiên.

15. Hãy luôn kiên nhẫn và đừng tuyệt vọng

Những quy tắc dạy con cái tích cực và kỷ luật tích cực sẽ không tạo ra những thay đổi hành vi mà cha mẹ mong muốn trong một sớm một chiều. Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để thấy những thay đổi thực sự so với hình phạt truyền thống vì trẻ con dễ học hỏi sau nhiều lần lặp đi lặp lại.