Trước đây, chúng ta thường quen với thuật ngữ STEM hơn là STEAM, vậy thực chất 2 phương pháp giáo dục này có phải là một không?

STEM và STEAM đều là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học). STEAM chính là STEM có thêm bộ môn Nghệ thuật (Art).

Tại sao STEAM cần nghệ thuật và nghệ thuật giúp gì cho phương pháp giáo dục STEAM mầm non?

STEM là gì ? STEM giúp cho  học sinh hiểu được bản chất của các nguyên lý, định luật, thuật toán, công nghệ,...qua những bài học tích hợp được xây dựng một cách hài hòa và khoa học chứ không hề rườm rà và dài dòng như ở phương pháp học tập truyền thống. Có thêm yếu tố Nghệ thuật (Art), STEM trở thành STEAM với sự hoàn thiện và toàn diện hơn. STEAM bổ sung mảnh ghép còn thiếu của STEM, đó là sự sáng tạo, linh hoạt trong cách áp dụng những kiến thực được học vào giải quyết bài toán thực tế qua Nghệ thuật. Yếu tố này càng quan trọng hơn khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non. Bởi các bé còn non nớt trong nhận thức, sự tiếp thu kiến thức có giới hạn. Trẻ mầm non không học qua kiến thức lý thuyết, qua những định lý, nguyên tắc mà các bé học qua trải nghiệm. Chính vì vậy nên yếu tố sáng tạo, tưởng tượng bay bổng càng quan trọng hơn. Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non thúc đẩy trẻ quan sát, cảm nhận, tư duy và sáng tạo. 

Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Như đã nói ở trên, trẻ mầm non tiếp thu kiến thức qua trải nghiệm chứ không phải qua kiến thức sách vở. Chính vì vậy, áp dụng phương phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non cực kỳ hiệu quả. Qua những buổi thực hành, thí nghiệm, các bé mầm non được quan sát, được “động chạm” vào sự vật, hiện tượng, quan trọng nhất là bé được giải đáp sự tò mò của mình.

Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Để bé tự do trải nghiệm là cách áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non hiệu quả nhất. Bố mẹ và thầy cô giáo nên để bé tự do tham gia vào hoạt động trải nghiệm của bài học STEAM như: nhập vai, nghề nghiệp, thảo luận nhóm… Hãy đề xuất mục tiêu cần đạt được cho bé, định hướng cho bé để bé có thể hiểu rằng: bé được tự do trải nghiệm nhưng phải đạt kết quả đã đề ra. Điều này nhằm tạo ra môi trường học tập đa dạng, thú vị, khác hoàn toàn với phương pháp truyền thống mang lại cảm giác áp lực. Đây chính là lợi ích lớn mà phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đem lại mặc dù STEAM không phải bộ môn dễ xây dựng.

Giáo dục STEAM cũng có thể mắc phải những khó khăn nhất định nếu các nhà giáo dục không thực sự hiểu rõ về bản chất của phương pháp này, cũng như không nắm được cách tiếp thu của những đứa trẻ mầm non để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất. Nhiều đơn vị mầm non đã tận dụng được lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non mang lại và từng bước khai phá tiềm năng của nó một cách triệt để, hứa hẹn một bước phát triển mới trong cách giáo dục trẻ mầm non.

Nguồn makeblock việt nam